Trước những thách thức để tăng sản lượng lương thực trong ngành nông nghiệp, chúng ta buộc phải tăng năng suất bằng cách nâng cao trình độ thâm canh, quay vòng sử dụng đất nhiều, sử dụng nhiều loại hóa chất nông nghiệp như phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật để nâng cao hiệu quả canh tác. Tuy nhiên với hiệu quả mà việc sử dụng phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật mang lại thì việc sử dụng không hợp lý của phần lớn người dân lại là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào vừa nâng cao sản lượng vừa đảm bảo vấn đề môi trường là một công việc mà ngành nông nghiệp và môi trường của chúng ta phải đối mặt. Cùng BTC theo dõi những tác động tích cực và tiêu cực khi sử dụng phân bón hóa học và hóa chất bảo vệ thực vật đối với sản xuất nông nghiệp và môi trường.
Vai trò của phân bón đối với năng suất cây trồng: bón phân là một biện pháp kỹ thuật có ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất cây trồng. Theo FAO, trung bình phân bón quyết định 50% năng suất cây trồng, 1 tấn chất dinh dưỡng nguyên chất chính sẽ thu được 10 tấn hạt ngũ cốc. Qua đó cho thấy không bón phân hóa học không thể có năng suất cao.
Các biện pháp kỹ thuật trồng trọt như làm đất, giống,… chỉ phát huy hiệu quả trên cơ sở bón phân hợp lý.
Phân bón ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm cây trồng: phân đạm làm tăng hàm lượng protein, caroten trong sản phẩm, làm giảm hàm lượng chất xơ trong sản phẩm;
Phân kali có khả năng tạo phẩm chất tốt liên quan đến chất khoáng, đường, protein, vitamin,…
Phân lân có tác dụng tốt với phẩm chất các loại rau cỏ chăn nuôi, chất lượng hạt giống cây trồng. Chất trung lượng có tác dụng làm tăng chất lượng protein, tinh dầu cho cây trồng.
Ngoài ra thì bón phân hợp lý, hiệu quả còn làm tăng thu nhập cho người dân. Bón phân cân đối trong trồng trọt còn giúp giải quyết mâu thuẫn giữa năng suất cao và chất lượng sản phẩm. Sâu hại ảnh hưởng xấu tới năng suất cây trồng cũng như phẩm chất cây trồng, thiệt hại do sâu bệnh gây ra đối với cây trồng có thể làm giảm 20% đến 25% năng suất, có khi đến 50%.
Khi sâu bệnh phát triển thành dịch, tác hại của sâu bệnh là rất lớn, gây nên hậu quả nghiêm trọng. Khi đó rất càn một biện pháp có thể dập tắt dịch hại một cách nhanh chóng để có thể bảo vệ cây trồng cũng như không làm ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng. Biện pháp được ưu tiên hàng đầu là sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Đáp ứng nhu cầu thâm canh tăng vụ ngày càng cao, phòng trừ dịch hại ngày càng tăng trong sản suất nông nghiệp. Đây là biện pháp phòng trừ quan trọng trong các biện pháp phòng trừ dịch hại với ưu điểm nổi trội: có thể diệt dịch hại nhanh, triệt để đồng loạt trên diện rộng và chặn đứng dịch trong thời gian ngắn, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho công tác bảo vệ thực vật và trồng trọt nói chung; dễ dùng, có thể áp dụng ở nhiều vùng khác nhau đem lại hiệu quả ổn định và nhiều khi là biện pháp duy nhất có thể áp dụng.
Khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cần phối hợp hài hòa với các biện pháp phòng trừ dịch hại khác để đem hiệu quả cao về mọi mặt. HCBVTV góp phần cao trong phòng trừ dịch hại giúp cây trồng phát triển tốt, cho năng suất cao, bảo vệ năng suất cây trồng và chất lượng nông sản, đem lại thu nhập cao cho sản xuất.
Như vậy bón phân hợp lý trong sản xuất nông nghiệp không chỉ đảm bảo cho năng suất, chất lượng sản phẩm cây trồng cao mà còn giảm thiểu ảnh hưởng xấu của phân bón, HCBVTV góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
Trong thâm canh, đặc biệt khi kiến thức nông hóa không được trang bị đầy đủ và chỉ chú trọng tới hiệu quả kinh tế sẽ gây tác động xấu tới môi trường sinh thái, tạo điều kiện phát triển dịch hại cây trồng → rất cần sư dụng HCBCTV để dập tắt và khống chế dịch hại, ổn định và cân bằng sinh thái nông nghiệp, tạo cơ sở cho việc sử dụng các biện pháo phòng trừ dịch hại khác.
Sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật hợp lý góp phần bảo vệ sự đa dạng sinh học, bảo vệ năng suất cây trồng với chất lượng nông sản tốt; giúp giảm diện tích canh tác, hạn chế ảnh hưởng xấu do hoạt động sản xuất nông nghiệp tới môi
trường sinh thái và xã hội.
Phân bón và HCBVTV có vai trò rất quan trọng trong việc giúp cây trồng phát triển tốt, năng suất cao và nó chỉ gây hại tới cây trồng trong trường hợp người sử dụng không đúng kỹ thuật, quá liều lượng và không phù hợp với đặc điểm tính chất của đất và cây trồng sẽ làm cho cây trồng có dấu hiệu “ngộ độc”: phát triền không cân đối, chậm phát triển, năng suất thấp.
Ngoài ra trên đồng ruộng bên cạnh những loài sinh vật có hại còn có khá nhiều sinh vật có ích – gọi là thiên địch, có vai trò tiêu diệt sâu hại trên đồng ruộng. Khi dùng thuốc BVTV bừa bãi, lạm dụng, không hợp lý thuốc sẽ tác động xấu đến các sinh vật có ích, gây mất cân bằng sinh học, làm giảm tính đa dạng của quần thể sinh vật; làm xuất hiện dịch hại mới hay phát tán dịch hại.
Phân bón góp phần trong ảnh hưởng lớn nhất mà sản xuất nông nghiệp tác động vào khí quyển là các chất thải CO, NO, CH4, NH3 (tác nhân làm suy giảm tầng Ozon. Đáng chú ý nhất là CH4 do phân giải các Hidrat cacbon trong điều kiện yếm khí (chiếm 40-46% tổng lượng khí thải do phân bón gây ra, nhiều nhất trong sản xuất lúa).
Trong các loại phân bón, các dạng đạm đều rất linh động, có khả năng chuyển hóa đa dạng, dễ cung cấp dinh dưỡng cho cây nhưng cũng đễ bị thất thoát, gây ảnh hưởng tới môi trường nhiều nhất. Đặc biệt trong điều kiện bón phân không cân đối, không đúng kỹ thuật.
NO3 - sản phẩm của quá trình nitrat hóa từ các dạng phân đạm chính là mối đe dọa cho các nguồn nước và sức khỏe co người qua 2 loại bệnh: hội chứng trẻ xanh ở trẻ sơ sinh, ung thư dạ dày ở người lớn.
Ngoài ra, hiện tượng gây phú dưỡng nguồn nước do sự tích lũy đạm và lân trong thủy vực làm cho các loại tảo, vi sinh vật yếm khí phát triển mạnh gây ô nhiễm nguồn nước và không khí.
Các loại phân hữu cơ có hàm lượng kim loại nặng thấp khi dùng với lượng lớn (nhiều chục tấn/ha) có thể gây tồn đọng là đáng kể (đặc biệt là trong phân rác và bùn cặn thải). Việc sử dụng phân bắc tươi trong trồng rau gây ảnh hưởng tới môi trường.
Bón phân hữu cơ trong điều kiện yếm khí (làm tích lũy axit hữu cơ), bón phân hóa học gây chua đất. Tuy nhiên sự thay đổi tuyệt đối chậm (bón 9 năm liên tục mỗi năm 120kg amon nitrat/ha làm pH giảm 0,1 đơn vị).
Việc bón phân không đủ trả lại lượng chất dinh dưỡng lấy theo sản phẩm thu hoạch, làm suy thoái đất trồngđang là vấn đề môi trường không nhỏ ở nước ta. Dù bón ít phân (cả hữu cơ và vô cơ) nhưng thiếu hiểu biết cần thiết cho việc bón phân an toàn và hiệu quả thì vẫn tạo điều kiện để phân bón ảnh hưởng xấu tới môi trường.
Ở vùng phun thuốc gây ô nhiễm môi trường không khí.Thuốc có thể di chuyển đi xa nhờ gió gây ô nhiễm môi trường không khí rộng hơn. Khi thuốc tồn tại trên cây hay trong đất tiếp tục ảnh hưởng đến môi trường không khí trong một thời gian nhất định.
Với môi trường đất, nước thì dù xử lý thế nào thuốc BVTV vẫn sẽ đi vào trong đất, tồn tại trong các lớp đất trong thời gian không giống nhau. Thuốc BVTV có thời gian phân hủy dài, dùng liên tục có thể tích lũy trong đất một lượng lớn.
Khi tồn tại trong đấtcác thuốc BVTV còn tham gia vào 2 quá trình di chuyển: quá trình di động và quá trình thấm sâu vào các tầng đất. Thời gian thuốc tồn tại có thể gây ô nhiễm đất; tích lũy sinh học vào chuỗi dinh dưỡng; ảnh hưởng xấu đến khu hệ sinh vật đất, giun đất,… làm chất hữu cơ không được phân hủy, đất nghèo dinh dưỡng, độ phì nhiêu giảm sút.
HCBVTV còn tích đọng và gây ô nhiễm trước hết trong bề mặt ruộng lúa, sông ngòi, ao hồ và sau đó xuống nước ngầm. Chúng có thể tiêu diệt tôm, cua, cá, rong rêu và tảo,… gây mất cân bằng hệ sinh thái đồng ruộng.
Nguồn tham khảo: https://text.123doc.org/document/2568706-tieu-luan-hoa-chat-dung-trong-nong-nghiep-va-moi-truong.htm
Mua hàng
Mua hàng
Mua hàng
Mua hàng
Mua hàng
Mua hàng
Mua hàng
Mua hàng
Mua hàng