Từ ngày 1/9, Pháp chính thức đưa vào áp dụng lệnh cấm sử dụng 5 loại thuốc trừ sâu nhóm neonicotinoid trong nông nghiệp.
Với chính sách này, Pháp hiện là nước đi đầu trong chiến dịch chống sử dụng các loại hóa chất được cho là nguyên nhân gây giảm số lượng các đàn ong trên thế giới.
Với lệnh cấm trên, 3 loại thuốc trừ sâu neonicotinoid cùng hai loại khác là thiacloprid và acetamiprid sẽ bị cấm sử dụng trong các hoạt động trồng trọt và sản xuất nông nghiệp cả ngoài trời và trong nhà kính ở Pháp.
Quyết định này đã nhận được sự ủng hộ của các hộ nuôi ong và các nhà hoạt động môi trường, song vấp phải sự phản đối gay gắt của các hộ nông dân trồng ngũ cốc và củ cải đường bởi đây đều là những loại thuốc trừ sâu hiệu quả không thể thay thế giúp bảo vệ mùa màng.
Ra đời từ giữa những năm 90 của thế kỷ trước, thuốc trừ sâu nhóm neonicotinoid là loại thuốc trừ sâu có gốc từ nicotine - chất gây nghiện có trong thuốc lá. Loại thuốc này có thể được hòa tan trong nước rồi phun lên cây trồng để cây tự hấp thụ, tạo thành "hệ miễn dịch" nhân tạo chống lại sâu bệnh khi tác động đến hệ thần kinh trung ương của các loại sâu bọ.
Tuy nhiên, vì tác dụng mạnh lên côn trùng, loại thuốc trừ sâu này ảnh hưởng trực tiếp chức năng sinh sản cũng như tuổi thọ của loài ong - loài vật trung gian giúp thụ phấn cho hơn 90% cây lương thực và cây ăn trái trên thế giới.
Do lo ngại số lượng đàn ong cũng như một số loài thụ phấn giảm sút kéo theo ảnh hưởng tới hoạt động trồng trọt và sản xuất nông nghiệp, Liên minh châu Âu (EU) đang tìm cách áp đặt lệnh cấm sử dụng thuốc trừ sâu nhóm neonicotinoid ở tất cả các nước thành viên.
Trong những năm gần đây, số lượng đàn ong đang giảm mạnh do hiện tượng rối loạn sụt giảm bầy đàn (CCD), một thảm họa bí ẩn một phần do thuốc trừ sâu gây ra.
Xem thêm: hoachatnhapkhauvn.com/hoa-chat-nong-nghiep-la-gi
Các nghiên cứu phát hiện ra rằng các chất neonicotinoid có thể tấn công hệ thần làm loài ong mất phương hướng và không thể tìm thấy đường về tổ, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản cũng như giảm sức đề kháng của chúng đối với bệnh tật.
Nguồn: https://bnews.vn/phap-di-dau-trong-chien-dich-chong-su-dung-hoa-chat-nong-nghiep/94900.html
Mua hàng
Mua hàng
Mua hàng
Mua hàng
Mua hàng
Mua hàng
Mua hàng
Mua hàng
Mua hàng